Mai vàng là loài hoa không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán của người dân Nam Bộ nói riêng và khắp cả nước nói chung. Loài hoa này ẩn chứa trong mình cả tâm hồn của dân tộc, mang màu sắc quê hương Việt Nam. Dân gian thường quan niệm rằng màu vàng của hoa mai tượng trưng cho may mắn và tài lộc. Khi vườn mai lớn nhất Việt Nam nở vàng rực vào đầu năm là điềm báo cho gia đình một năm phát tài, sung túc, ấm no. Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc mai vàng không hề đơn giản nếu bạn không có những kiến thức cơ bản và một số kinh nghiệm.
Quy Trình Chăm Sóc Cây Mai Vàng
Mai vàng cần được chăm sóc qua ba giai đoạn chính: giai đoạn phục hồi và tăng trưởng (từ tháng 1 âm lịch đến tháng 5 âm lịch), giai đoạn kết nụ và nuôi nụ (từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch), và giai đoạn tích trữ năng lượng và ra hoa (từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch).
Giai Đoạn Phục Hồi Và Tăng Trưởng (Tháng 1 đến Tháng 5 Âm Lịch)
Sau khi hoa mai vàng nở rực rỡ vào dịp Tết, bạn nên hái hết trái và hoa trên cây càng sớm càng tốt, giữ lại lá non. Nếu cây khỏe mạnh, bạn có thể xả tàn ngay lập tức để cây phát triển nhanh, lá non sẽ phát triển mạnh. Nếu cây yếu, chỉ nên tưới kích rễ cho cây đến khi lá xanh lại, có thể kéo dài đến tháng 4 hoặc tháng 5 trước khi xả tàn.
Trong giai đoạn này, bạn có thể bón phân NPK 30-10-10, một ít phân dynamic và phân lân. Sử dụng theo công thức: Dynamic 1 muỗng canh và lân 1 muỗng cà phê. Dynamic bón 7-10 ngày/lần, phân lân bón 2 tuần/lần. Hòa phân vào 1 lít nước và tưới cho cây. Nếu đất trồng chứa sơ dừa và tro trấu hoặc cát, bạn nên thay đất ngay hoặc tưới phân đến khi cây có bộ lá già, sau đó thêm đất mới vào chậu.
Nếu bạn mua cây từ các nhà kinh doanh mai vàng, đất trồng có thể không cần thay trừ khi bất khả kháng. Đất phù sa giữ dinh dưỡng tốt, giúp bạn giảm công sức chăm sóc và tiết kiệm chi phí.
Lưu ý, không tưới nhiều nước khi cây không có lá vì sẽ làm chết rễ. Chỉ nên tưới kích rễ cho cây. Nếu bạn là người mới chơi mai, không nên thay đất ngay sau Tết vì đất không đủ dưỡng chất có thể làm cây chết. Phun thuốc ngừa sâu bệnh từ khi mai nhú chồi non và đặc biệt là bọ trĩ. Ánh nắng cũng rất quan trọng, cây cần nhận đủ nắng ít nhất 4-5 tiếng mỗi ngày.
====>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về cách định giá mai vàng

Giai Đoạn Kết Nụ Và Nuôi Nụ (Tháng 5 đến Tháng 10 Âm Lịch)
Nếu cây được chăm sóc tốt ở giai đoạn phục hồi, giai đoạn kết nụ và nuôi nụ sẽ diễn ra tự nhiên, không cần can thiệp nhiều. Bạn có thể tỉa chèo vào tháng 5 hoặc giữa tháng 6 để cây ra tược mới và giữ nụ đến Tết. Tỉa chèo là cắt bớt tàn lá mọc dài, tạo dáng cho cây bằng dây kẽm.
Trong giai đoạn này, bón ít nhất 1 lần NPK 20-20-15 và super lân 1 lần/tháng, cộng với Dynamic để duy trì dinh dưỡng. Bất kỳ giai đoạn phát triển nào của cây cũng có sự xuất hiện của sâu bệnh. Xịt ngừa nấm mỗi tuần 1 lần trong mùa mưa vì mưa nhiều dễ sinh bệnh.
Giai Đoạn Tích Trữ Năng Lượng Và Ra Hoa (Tháng 10 đến Tháng 12 Âm Lịch)
Đến giai đoạn này những cây mai vàng khủng nhất việt nam ngừng sinh trưởng, lá bắt đầu già đi, chờ ngày vặt lá để ra hoa. Nhiệm vụ của bạn là giữ bộ lá xanh đến rằm tháng 12 âm lịch. Đối với cây có tàn lá sum suê và nụ đều, bạn chỉ cần bón phân NPK với Dynamic loãng bằng 1/4 liều dùng đầu năm, chu kỳ 2 tuần/lần. Nếu cây có nụ nhỏ, bón thêm NPK có hàm lượng Kali nhiều, nhưng cần thận trọng để tránh làm hoa nở sớm.
Nếu lá già quá hoặc chuyển sang vàng, phun phân bón lá NPK có hàm lượng N cao. Phun với tỷ lệ thấp hơn trên bao bì, phun liên tục 5 ngày liền. Sau đó, chỉ chờ ngày và canh lẩy lá theo từng nơi và loại cây mai, từ 1 đến 5 ngày.
Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc cây mai vàng cho người mới chơi. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn áp dụng chăm sóc cây mai vàng một cách hợp lý, để cây phát triển tốt và ra hoa đúng dịp Tết.

Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.